Giám sát công trình hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng. Đòi hỏi chuyên viên kỹ thuật phải có trình độ, chuyên môn và trách nhiệm trong việc giám sát công trình. Bên cạnh đó, trong quá trình giám sát cần phải chú trọng đến những chính sách thoát nước trong nhà và công trình hiệu quả hiện nay. Đảm bảo được công trình sử dụng lâu dài, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của người dân. Vậy giám sát thi công công trình hạ tầng kỹ thuật là gì? Tại sao lại cần phải giám sát? Công việc cụ thể như thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Giám Sát Thi Công Công Trình Hạ Tầng Kỹ Thuật Là Gì?
Công trình hạ tầng kỹ thuật là tất cả những cơ sở hạ tầng được xây dựng; với mục đích để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của cư dân. Tại Việt Nam, các công trình hạ tầng kỹ thuật thường được hiểu đến như là điện – đường – trường – trạm. Hiện nay, nối bước theo sự phát triển của kinh tế – xã hội; hệ thống hạ tầng còn bao gồm hệ thống cung cấp nước và hệ thống xử lý rác thải, nước thải; hệ thống viễn thông và các chính chính sách thoát nước trong nhà và công trình.
Và việc giám sát thi công công trình hạ tầng kỹ thuật là quá trình theo dõi những vị trí quan trọng; và chịu trách nhiệm về chất lượng về kỹ thuật, tiến độ quy định, an toàn lao động,… trong xây dựng.
Công việc giám sát công trình đòi hỏi giám sát viên phải có trình độ chuyên môn nhất định. Có chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định Nhà Nước ban hành. Bên cạnh đó, giám sát viên còn là người đại diện và thay mặt cho chủ đầu tư chịu trách nhiệm giám sát; theo dõi; kiểm tra hiệu quả công việc. Đồng thời, phải xử lý được những vấn đề phát sinh; ngăn chặn những sai sót xảy ra trong xây dựng và báo cáo, cập nhật tình hình cho chủ đầu tư biết.
Ý Nghĩa Của Các Công Trình Hạ Tầng Kỹ Thuật
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật thường do nhà nước đầu tư để đảm bảo các quyền và lợi ích xã hội cho người dân. Do đó, trong suốt quá trình xây dựng; cần phải được giám sát và thi công công trình hạ tầng kỹ thuật một cách cẩn thận và nghiêm ngặt.
- Các phương án đầu tư bao gồm các hình thức: công tư hợp công (ppp); xây dựng – chuyển giao (BT); xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BOT).
- Để phát triển bất động sản thì cần phải ưu tiên tối đa các hệ thống công trình hạ tầng cơ sở. Các công trình phụ trợ; giao thông; cấp thoát nước và các dịch vụ gia tăng sẽ tạo ra các điểm tựa làm tăng các giá trị của bất động sản.
Công Việc Của Giám Sát Thi Công Công Trình Hạ Tầng Kỹ Thuật
Giám sát công trình thi công
- Giám sát hoạt động thi công công trình hạ tầng kỹ thuật hàng ngày.
- Nhắc nhở người lao động tuân thủ đúng theo các quy định về an toàn lao động và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng.
- Đốc thúc thực hiện đúng tiến độ. Phát hiện, tìm hiểu nguyên nhân và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình giám sát.
- Giám sát công trình, kiểm tra và nhắc nhở các vấn đề vệ sinh môi trường.
- Thiết kế bản vẽ hệ thống điện nước, phòng cháy chữa cháy,… của công trình.
- Theo dõi đội thợ phụ thi công, phát hiện sai sót và đưa ra phương án giải quyết.
- Xem xét, bàn bạc kết hợp đưa phương án thi công dựa vào tình hình thực tế.
- Kiểm tra, phối hợp với các bên để nghiệm thu các hạng mục đã hoàn thành.
- Yêu cầu các nhà thầu giải quyết nếu các hạng mục gặp vấn đề phát sinh.
Theo dõi và quản lý công trình thi công
- Hỗ trợ hồ sơ cho hoạt động dự thầu của các phòng ban.
- Theo dõi và cập nhật thường xuyên tình hình tiến độ tại công trường.
- Nắm bắt kịp thời và xử lý những sai sót trong quá trình thi công; và báo cáo những nguy cơ tiềm ẩn cho chủ đầu tư.
- Rà soát sổ sách, số liệu của ban quản lý chất lượng và nhà thầu phụ.
- Phân công công việc và nghiệm thu các hạng mục đạt tiêu chuẩn, chất lượng thi công.
- Thẩm định chất lượng kỹ thuật khi thi công công trình.