Khám Phá Những Công Trình Thoát Nước Hiện Đại Trên Thế Giới

Trên thế giới, các công trình thoát nước và xử lý nước thải rất được chú trọng và đầu tư; nhất là ở các nước phát triển. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu công trình thoát nước của một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Australia…xem nó có gì đặc biệt nhé!

Công trình thoát nước của Singapore

Singapore là nước đi đầu thế giới trong việc sử dụng công nghệ xử lý nước thải và thoát nước hiện đại. Công ty đã thiết lập hẳn một đơn vị quản lý nước với tên gọi Cục Quản lý nước Singapore (PUB) từ năm 1975.

Trước đây, người dân của đất nước này sinh sống dựa trên nguồn nước tự nhiên từ 3 hồ chứa và nhập khẩu từ Malaysia. Nhưng ngày nay, họ đã có thể thu thập nước mưa thông qua một mạng lưới đường ống với chiều dài 8.000km dẫn về 17 hồ chứa. Đồng thời, thu lại nước đã qua sử dụng từ hệ thống đường thoát hầm thoát nước ngầm; sau đó đem đi xử lý để tái sử dụng.

Singapore đã đầu tư xây dựng hệ thống kênh đào với hơn 40 con kênh và rãnh thoát nước dài 1.000km cùng với đường cống dài 8.000km. Nhờ vậy mà đất nước này đã xử lý tình trạng ngập lụt do mưa lũ và triều cường gây ra.

Bên cạnh nhiệm vụ chính là nguồn dự trữ nước chiến lược; giải pháp chống ngập lụt hiệu quả, công trình thoát nước của Singapore còn trở thành một địa điểm để người dân tụ tập; giải trí, thư giãn và hòa mình với thiên nhiên.

Công trình thoát nước của vương quốc Anh

Thành phố London của Anh là một khu vực rất dễ bị ngập lụt. Vào năm 1953, nước biển Bắc tràn vào sông Thames đã gây nên một trận ngập lụt nghiêm trọng khiến hơn 300 người chết và ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế.

Sau trận lụt kinh hoàng đó, Chính phủ Anh đã quyết định đầu tư xây dựng hệ thống chắn nước Thames Barrier dài 520m để bảo vệ khu vực trung tâm London. Công trình này có bờ Bắc là Silvertown nằm ở Newham và bờ Nam là Charlton nămd ở Greenwich. Hệ thống rào chắn của Thames Barrier gồm 6 cổng điều hướng: 4 cổng rộng 61m và 2 cổng rộng 30m. Ngoài ra, hệ thống còn có 4 cổng nhỏ hơn không điều hướng, nằm ở giữa 9 trụ cầu bê tông và 2 mố cầu.

Hệ thống thoát nước của Mỹ

Hầu hết các hệ thống thoát nước tại Mỹ được xây dựng trước năm 1948 là hệ thống cống kết hợp chứa nước mưa và nước thải. Lý do mà Mỹ sử dụng hệ thống cống kết hợp này là để giảm thiểu chi phí xây dựng; tiết kiệm ngân sách cho nhà nước.

Vào cuối thế kỷ XIX, số lượng nhà máy xử lý chất thải ở Mỹ còn rất ít. Mãi đến thế kỷ XX, vì để phục vụ cho lợi ích kinh tế cộng đồng, nhiều thành phố đã đầu tư xây dựng công trình thoát nước và xử lý nước thải riêng biệt.

Hệ thống thoát nước của Mỹ bao gồm 1,2 triệu dặm đường ống cống, trạm bơm nước thải và 16.024 nhà máy xử lý nước thải. Bên cạnh đó, theo thống kế, có ít nhất 17% người dân tại đất nước này sử dụng hệ thống vệ sinh tại chỗ như bể tự hoại. Nhà máy xử lý nước thải của Mỹ có khả năng phục vụ 189,7 triệu người và xử lý 32,1 tỷ gallon nước thải mỗi ngày.

Công trình thoát nước của Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là động đất, sóng thần. Không những thế, nước này còn có địa hình chủ yếu là núi dốc; nhiều sông suối nhưng chủ yếu là sông nhỏ. Vì vậy, mỗi khi mưa lớn, lưu lượng nước chảy về sông nhiều rất dễ gây tình trạng ngập lụt.

Chính vì lý do này, Nhật Bản đã cho xây dựng một hệ thống thoát nước ngầm khổng lồ tại ngoại ô của Tokyo. Đây là công trình thoát nước ngầm lớn nhất thế giới và Nhật Bản đã mất tổng cộng 17 năm để hoàn thành.

Hệ thống này được cấu tạo từ 5 trục hình trụ lớn với chiều cao là 70m và đường kính là 30m. Các trục này được nối thông với nhau bởi một đường hầm có chiều dài 6,3 km và đường kính 10m.

Ở cuối hệ thống là một bể kiểm soát nước với áp suất khổng lồ có chiều dài 177m; chiều rộng 78m và chiều cao 22m. Bể có nhiệm vụ làm giảm áp lực của dòng nước đồng thời kiểm soát dòng nước nếu như chẳng may có một máy bơm bị vỡ.

Công trình thoát nước này của Nhật Bản có khả năng thoát 12.000.000m4 nước; tương đương với lượng nước trong 25.000 hồ bơi chuẩn 25m. Hệ thống này là một bước tiến vượt bậc đối với nền khoa học – kỹ thuật của Nhật Bản cũng như thế giới.